Trane là một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lạnh, điều hòa không khí HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning), được thành lập vào năm 1885 tại Mỹ bởi James Trane. Qua thời gian Trane đã phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự sáng tạo và phát minh ra các hệ thống làm lạnh tiên tiến đặc biệt là hệ thống làm lạnh (chiller) bán kín, mang tên “Vapor-Compression Refrigeration System”. Thương hiệu Trane hiện cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm từ máy lạnh dân dụng, thương mại , công nghiệp, Chiller nổi bật với hiệu suất cao, độ bền, và tiết kiệm năng lượng phù hợp nhiều đối tượng khách hàng đáp ứng nhu cầu làm mát và kiểm soát không khí toàn diện.
www.dcss.vn chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì và bảo dưỡng hệ thống chiller Trane chính hãng tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu, chúng tôi cam kết mang lại hiệu quả vượt trội, kéo dài tuổi thọ thiết bị và tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Sử dụng linh kiện chính hãng, dịch vụ của chúng tôi đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao.
Các ứng dụng của hệ thống làm lạnh, làm mát Trane :
Hệ thống làm lạnh, làm mát Trane cho hộ gia đình, văn phòng
Hệ thống làm lạnh, làm mát Trane cho tòa nhà thương mại, builing
Hệ thống làm lạnh, làm mát Trane cho nhà máy sản xuất.
Hệ thống làm lạnh, làm mát Trane cho bệnh viện.
Hệ thống làm lạnh, làm mát Trane cho trường học,
Hệ thống làm lạnh, làm mát Trane cho trung tâm dữ liệu, data center.
Các hệ thống làm lạnh công nghiệp chiller công suất lớn tiên tiến của Trane :
Trane CenTraVac™ Chillers : với Công nghệ tiên tiến với ít bộ phận chuyển động, giảm thiểu nhu cầu bảo trì và tăng tuổi thọ hệ thống. là một trong những hệ thống chiller tiết kiệm năng lượng nhất trên thị trường, CenTraVac™ có hệ số hiệu suất (COP) cao và khả năng vận hành ổn định , Sử dụng chất làm lạnh không chứa CFC và giảm thiểu khí thải nhà kính.
Trane Series R™ Helical Rotary Chillers : Tích hợp hệ thống điều khiển tiên tiến, tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí vận hành. Giảm tiếng ồn và rung động, giúp thiết bị hoạt động êm ái.Có thể vận hành trong các điều kiện tải thay đổi với hiệu suất cao, phù hợp cho cả làm mát liên tục và bán liên tục.
Trane Stealth™ Air-Cooled Chillers : Được thiết kế với công nghệ giảm âm tiên tiến, làm giảm đáng kể mức độ tiếng ồn, phù hợp với các khu vực nhạy cảm với âm thanh. Hệ thống có hiệu suất cao với khả năng tiết kiệm năng lượng đáng kể. Thiết kế tối ưu hóa cho việc bảo trì nhanh chóng và dễ dàng, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động.
Trane Sintesis™ Air-Cooled Chillers : Sử dụng máy nén trục vít và công nghệ biến tần, tối ưu hóa hiệu suất và giảm thiểu tiêu thụ năng lượng.Dễ dàng thích nghi với nhiều điều kiện lắp đặt khác nhau và có thể vận hành ổn định trong các môi trường khắc nghiệt. Giảm không gian lắp đặt và dễ dàng tích hợp vào các hệ thống hiện có.
Tiêu chí dịch vụ của chúng tôi :
Dịch vụ sửa chữa chiller Trane : Với đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu, chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ sửa chữa và bảo trì chiller Trane với hiệu quả vượt trội. Các kỹ thuật viên của chúng tôi không chỉ thành thạo trong việc xử lý các sự cố phức tạp, mà còn hiểu rõ cấu trúc và công nghệ tiên tiến của các hệ thống chiller Trane. Nhờ vậy, chúng tôi có thể nhanh chóng xác định và khắc phục các vấn đề, từ đó kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tối ưu hóa hiệu suất vận hành của hệ thống.
Dịch vụ bảo trì bảo dưỡng chiller Trane : Chúng tôi không chỉ tập trung vào việc sửa chữa khi có sự cố mà còn đề xuất các biện pháp bảo trì dự phòng, giúp hệ thống chiller của bạn luôn hoạt động ổn định, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chi phí vận hành. Điều này không chỉ đảm bảo sự bền vững cho hệ thống mà còn mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng.
Dịch vụ tối ưu hiệu suất chiller Trane : Việc tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống chiller không chỉ là một phần trong dịch vụ của chúng tôi mà là cam kết của chúng tôi đối với khách hàng. Chúng tôi sử dụng các công cụ và kỹ thuật tiên tiến để phân tích hiệu suất hiện tại của hệ thống, từ đó đưa ra các giải pháp cải tiến, nâng cao khả năng làm lạnh và giảm tiêu hao năng lượng.
Chúng tôi tự hào cung cấp dịch vụ sửa chữa và bảo trì chiller Trane với cam kết chất lượng cao nhất nhờ sử dụng 100% linh kiện chính hãng. Đảm bảo sự tương thích hoàn hảo và độ bền vượt trội cho hệ thống của bạn. Đội ngũ kỹ sư của chúng tôi đều có chứng chỉ chuyên môn từ Trane, giúp họ xử lý hiệu quả mọi vấn đề kỹ thuật. Ngoài ra, kho phụ tùng thay thế (spare part) luôn sẵn có, cho phép chúng tôi đáp ứng nhu cầu sửa chữa nhanh chóng, 24/7, đảm bảo hệ thống của bạn hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn.
Chiller là một trong những hệ thống tiêu thụ nhiều điện năng nhất trong các trung tâm dữ liệu, data center, tòa nhà và nhà máy công nghiệp. Tổn hao điện, hiệu suất của chiller không chỉ đến từ việc vận hành máy nén mà còn từ các thiết bị hỗ trợ như bơm nước, quạt giải nhiệt, nguồn nước lạnh cũng như hệ thống điều khiển trung tâm. Các tổn hao này dẫn đến chi phí tiền điện vận hành và tiêu thụ điện năng cao, đặc biệt trong các mùa nóng khi nhu cầu làm mát tăng cao.
Chi phí tiền điện vận hành cho chiller chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chi phí vận hành của trung tâm dữ liệu, data center, tòa nhà và doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Ngoài ra, việc tiêu thụ điện năng lớn cũng đặt ra các thách thức về bền vững môi trường, với mức phát thải CO2 cao. Do đó, việc tối ưu hệ thống chiller không chỉ giúp giảm chi phí điện mà còn góp phần vào các mục tiêu bền vững của doanh nghiệp. Việc tối ưu hiệu suất vận hành chiller bằng cách đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng sẽ mang lại lợi ích lâu dài, cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý năng lượng và môi trường.
www.dcss.vn chuyên cung cấp giải pháp Tối ưu hiệu suất CHILLER – Giảm chi phí tiền điện vận hành CHILLER cho trung tâm dữ liệu, data center, tòa nhà cũng như nhà máy. Chúng tôi cam kết giảm chi phí tiền điện vận hành tới 50% cho quý doanh nghiệp.
Hotline : 0917.866.455
Các bạn cùng www.dcss.vn xem qua các nguyên nhân gây tổn hao điện nhiều nhất, gây giảm hiệu suất vận hành của CHILLER và phương án khắc phục giảm chi phí tiền điện vận hành CHILLER nhé.
Máy nén (Compressor):
Nguyên nhân : Đây là thành phần chính tiêu thụ điện năng, chiếm khoảng 60-70% tổng tiêu thụ năng lượng, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng năng lượng tiêu thụ của hệ thống chiller. Máy nén thực hiện quá trình nén môi chất lạnh, yêu cầu công suất điện cao để hoạt động. Nếu chiller hoạt động ở chế độ tải thấp hoặc không đạt công suất tối đa, hiệu suất có thể giảm. Chạy máy nén dưới tải có thể gây lãng phí năng lượng.
Phương án nâng cao hiệu suất: Sử dụng biến tần (VFD) để điều chỉnh tốc độ của máy nén theo nhu cầu làm lạnh thực tế, giúp tiết kiệm năng lượng. Sử dụng các công nghệ mới như máy nén trục vít hoặc máy nén từ tính để tăng hiệu suất. Kiểm tra và bảo trì máy nén để đảm bảo hoạt động ở hiệu suất cao nhất, bao gồm việc kiểm tra dầu bôi trơn và các bộ phận cơ khí.
Quạt giải nhiệt (Cooling Tower Fans):
Được sử dụng trong các hệ thống làm mát để loại bỏ nhiệt từ môi chất lạnh. Quạt giải nhiệt cần vận hành liên tục và tiêu thụ khoảng 5-10% tổng tiêu thụ năng lượng.
Phương án nâng cao hiệu suất: Sử dụng quạt có biến tần (VFD) để điều chỉnh tốc độ quạt dựa trên nhiệt độ nước và nhu cầu làm mát. Sử dụng quạt có thiết kế cánh quạt tối ưu để tăng lưu lượng gió và giảm tiêu thụ điện năng. Giữ sạch các bộ phận của tháp giải nhiệt, bao gồm cánh quạt và bề mặt trao đổi nhiệt, để duy trì hiệu suất trao đổi nhiệt.
Bơm nước lạnh (Chilled Water Pumps):
Bơm nước lạnh từ chiller đến các khu vực cần làm mát trong tòa nhà hoặc cơ sở sản xuất. Công suất của các bơm này thường cao, đặc biệt là trong các hệ thống lớn và tiêu thụ khoảng 5-10% tổng tiêu thụ năng lượng.
Bơm nước ngưng (Condenser Water Pumps): Sử dụng để bơm nước ngưng từ chiller đến tháp giải nhiệt. Tương tự như bơm nước lạnh, các bơm này cũng tiêu tốn một lượng điện đáng kể. Bơm nước ngưng này chiếm khoảng 5-10% tổng tiêu thụ năng lượng.
Hệ thống điều khiển và quản lý (Control and Management Systems): Mặc dù tiêu thụ điện năng ít hơn so với các thành phần trên, nhưng các hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hiệu quả và tối ưu hóa hệ thống chiller. Hệ thống sử dụng AI để điều chỉnh tối ưu nhiệt độ nước lạnh, lưu lượng nước giúp giảm điện năng tiêu thụ.
Thiết kế hệ thống ống dẫnkhông tối ưu: Thiết kế hệ thống ống dẫn không tối ưu, chẳng hạn như đường ống dài hoặc nhiều khúc uốn, có thể làm tăng sức cản và giảm hiệu quả truyền nhiệt. Điều này có thể dẫn đến tăng tiêu thụ năng lượng bơm và giảm hiệu suất làm mát.
Chất lượng nước : Cáu cặn và tạp chấttrong nước có thể làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt. Theo nghiên cứu, một lớp cáu cặn dày 0.6 mm có thể làm giảm hiệu suất của dàn trao đổi nhiệt tới 20-30%, dẫn đến tăng tiêu thụ năng lượng.
Hệ thống Cool Wall hay còn gọi là Fanwall, Fan Wall, Coilwall hay Coil Wall là một giải pháp làm mát ( làm lạnh ) tiên tiến được thiết kế để duy trì nhiệt độ ổn định và tối ưu hóa hiệu quả năng lượng trong các trung tâm dữ liệu hiện đại, đặc biệt các trung tâm dữ liệu AI có mật độ nguồn trên các tủ rack cao 20KW….50KW. Hệ thống này sử dụng một dãy các quạt công suất cao có điều chỉnh tốc độ, được bố trí theo hàng hoặc trong các module để tạo ra luồng không khí lạnh chính xác tới các thiết bị IT. Khi nhiệt độ trong trung tâm dữ liệu tăng lên do hoạt động của các thiết bị IT, các cảm biến nhiệt độ phát hiện sự thay đổi này và gửi dữ liệu về hệ thống điều khiển trung tâm để điều khiển các quạt tăng lượng khí lạnh tới cho các thiết bị IT.
Quý khách cần tư vấn giải pháp, báo giá hệ thống CoolWall vui lòng liên hệ chúng tôi:
DATA CENTER SERVICES AND SOLUTIONS
Hotline : +84 917.866.455 ( Danh )
+84 978.245.383 (Trang )
Hệ thống Coolwall có các thành phần thiết kế cơ bản sau:
Quạt công suất cao, có điều khiển tốc độ: Các quạt này được bố trí dọc theo tường trên các khung giá hoặc trong các module, giúp tạo ra luồng không khí mạnh mẽ và đồng đều. Các quạt này có khả năng điều chỉnh tốc độ để đáp ứng nhu cầu làm mát thay đổi theo thời gian thực.
Coil trao đổi nhiệt : Một số hệ thống CoolWall tích hợp các coil trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước khi thổi trở lại vào phòng. Các coil này thường kết nối với hệ thống làm lạnh trung tâm hoặc chiller.
Module quạt : Các quạt được lắp đặt trong các module linh hoạt, cho phép dễ dàng lắp đặt, bảo trì và thay thế. Mỗi module có thể chứa một hoặc nhiều quạt và được thiết kế để tối ưu hóa luồng không khí.
Khung kim loại : Các module quạt được gắn vào một khung kim loại chắc chắn, đảm bảo sự ổn định và độ bền của hệ thống.
Hệ thống điều khiển thông minh : Bao gồm các bộ vi xử lý và phần mềm điều khiển, hệ thống này có khả năng giám sát và điều chỉnh hoạt động của các quạt dựa trên dữ liệu từ các cảm biến nhiệt độ và áp suất.
Cảm biến nhiệt độ và áp suất : Các cảm biến này được đặt tại nhiều vị trí trong trung tâm dữ liệu để cung cấp thông tin về điều kiện môi trường cho hệ thống điều khiển.
Nguyên lý hoạt động hệ thống Coolwall:
Khi không khí trong trung tâm dữ liệu bắt đầu nóng lên do hoạt động của các thiết bị, các cảm biến nhiệt độ được đặt tại nhiều vị trí khác nhau sẽ phát hiện sự thay đổi này. Dữ liệu từ các cảm biến nhiệt độ và áp suất được gửi liên tục đến hệ thống điều khiển trung tâm của CoolWall. Hệ thống điều khiển này được trang bị các bộ vi xử lý và phần mềm thông minh, có khả năng phân tích và điều chỉnh hoạt động của các quạt một cách chính xác và kịp thời.
Các quạt trong hệ thống CoolWall được cấu trúc thành các module linh hoạt, mỗi module chứa một hoặc nhiều quạt. Khi hệ thống nhận được tín hiệu từ các cảm biến rằng nhiệt độ trong trung tâm dữ liệu đang tăng lên, nó sẽ điều chỉnh tốc độ của các quạt để tăng cường luồng không khí lạnh vào khu vực cần làm mát. Quá trình điều chỉnh này diễn ra một cách tự động và liên tục, đảm bảo rằng nhiệt độ trong trung tâm dữ liệu luôn được duy trì ở mức tối ưu.
Giải pháp làm mát CoolWall rất linh hoạt có thể tùy chỉnh để phù hợp với data center sử dụng sàn nâng hoặc không có sàn nâng. tùy chỉnh cho giải pháp cool aisle hoặc hot aisle.
Bảng so sánh ưu nhược điểm hệ thống CoolWall và CRAC:
Tiêu Chí
CoolWall
CRAC (Computer Room Air Conditioning)
Chi phí đầu tư ban đầu
Cao : Do thiết lập hệ thống quạt module và hệ thống điều khiển phức tạp.
Thấp : Thiết bị đơn giản hơn, dễ lắp đặt.
Hiệu quả năng lượng (PUE)
Tốt hơn (thường từ 1.1 đến 1.4): Tối ưu hóa luồng không khí và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Kém hơn (thường từ 1.5 đến 2.0): Sử dụng năng lượng không hiệu quả do phân phối không khí kém.
Chi phí vận hành hàng năm
Thấp : Do tiêu thụ ít năng lượng hơn nhờ tối ưu hóa việc điều chỉnh quạt.
Cao : Tiêu thụ nhiều năng lượng hơn do cần phải làm mát nhiều khu vực một cách không hiệu quả.
Khả năng mở rộng
Dễ dàng: Module quạt có thể thêm vào mà không cần thay đổi cấu trúc lớn.
Hạn chế: Phải thay đổi cấu trúc và thêm thiết bị mới.
Phí bảo trì
Thấp : Module quạt dễ tháo rời và bảo trì mà không gián đoạn hoạt động.
Cao : Yêu cầu bảo trì định kỳ và thường xuyên hơn.
Tiết kiệm không gian
Tối ưu hóa: Sử dụng không gian dọc và chiều cao hiệu quả.
Ít hiệu quả: Cần nhiều không gian sàn hơn cho các thiết bị.
Kiểm soát nhiệt độ và luồng khí
Tốt : Phân phối luồng không khí đồng đều và ngăn ngừa điểm nóng.
Kém : Luồng không khí không đồng đều, dễ tạo ra điểm nóng.
Thân thiện với môi trường
Cao : Ít tốn năng lượng và tài nguyên, giảm khí thải carbon.
Thấp : Tiêu thụ năng lượng lớn hơn và phát sinh nhiều khí thải hơn.
Tính linh hoạt
Cao : Dễ dàng điều chỉnh và tối ưu hóa theo nhu cầu làm mát thay đổi.
Thấp : Cấu trúc cố định khó thay đổ
Khả năng dự phòng và tính sẵn sáng
Cao : dễ dàng lắp đặt quạt dự phòng và tính sẵn sàng cao hơn
Thấp : Khó lắp thiết bị dự phòng => khả năng sẵn sàng thấp
Trong bối cảnh công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, các trung tâm dữ liệu (data center) hiện đại đang phải đối mặt với một thách thức lớn về khả năng làm mát. Các server AI, được thiết kế để xử lý khối lượng công việc khổng lồ và thực hiện các thuật toán phức tạp, tạo ra lượng nhiệt lớn hơn nhiều so với các server truyền thống.
Hệ thống chiller phù hợp không chỉ giúp duy trì nhiệt độ ổn định mà còn đảm bảo rằng tất cả các thiết bị trong data center hoạt động ở điều kiện tối ưu nhất, sẽ giúp tối ưu hóa hiệu suất làm mát, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tăng cường độ tin cậy của toàn bộ hệ thống. Việc đầu tư vào hệ thống chiller chất lượng cao là một quyết định chiến lược mang lại nhiều lợi ích dài hạn, giúp bạn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong tương lai.
Các bạn cùng www.dcss.vn xem qua 16 yếu tố quan trọng phải xem khi đầu tư vào hệ thống Chiller mới để chọn cho mình 1 hệ thống chiller phù hợp nhất nhé:
1. Chỉ số COP (coefficient of performance) hay hiệu suất năng lượng là chỉ số quan trọng nhất . Chọn chiller có COP cao để tiết kiệm năng lượng cũng như các công nghệ tiên tiến như biến tần và hệ thống điều khiển thông minh để tối ưu hóa hiệu suất năng lượng.
2. Khả năng làm mát và công suất : đảm bảo chiller có công suất đủ để đáp ứng nhu cầu làm mát hiện tại và tương lai của data center cũng như khả năng điều chỉnh công suất linh hoạt để phù hợp với tải biến đổi của data center.
3. Độ tin cậy và thời gian hoạt động : chọn chiller có độ tin cậy cao và thời gian hoạt động liên tục dài. MTBF (mean time between failures) càng cao càng tốt
4. Chi phí vận hành và bảo trì : Tính toán chi phí điện năng tiêu thụ và các chi phí vận hành khác như thiết kế có thể bảo trì dễ dàng và ít yêu cầu bảo dưỡng để giảm chi phí bảo trì.
5. Tiếng ồn và rung động : chọn chiller có mức độ tiếng ồn thấp để không ảnh hưởng đến môi trường làm việc và các thiết bị xung quanh.
6. Khả năng mở rộng : hệ thống chiller có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh trong tương lai, linh hoạt và dễ dàng thay đổi cấu hình hoặc nâng cấp hệ thống.
7. Tính bền vững và ảnh hưởng môi trường : sử dụng môi chất làm lạnh không gây hại cho môi trường và tiết kiệm nước .
8. Tương thích với hệ thống hiện tại và tương lai : đảm bảo chiller mới tương thích với cơ sở hạ tầng hiện tại của data center.Hệ thống chiller phải dễ dàng tích hợp với hệ thống điều khiển và giám sát hiện có.
9. Chi phí đầu tư ban đầu và thời gian hoàn vốn : xem xét chi phí đầu tư ban đầu và so sánh với các lựa chọn khác. Tính toán thời gian hoàn vốn dựa trên hiệu quả năng lượng và tiết kiệm chi phí vận hành.
10. Tuân thủ quy định và các tiêu chuẩn : đảm bảo hệ thống chiller tuân thủ các quy định tại địa phương cũng như các tiêu chuẩn về môi chất làm lạnh, an toàn và môi trường. Chọn chiller có các chứng nhận như leed, iso để đảm bảo chất lượng và hiệu suất.
11. Khả năng ổn định nhiệt độ và độ ẩm : đảm bảo chiller có khả năng duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong data center.
12. Khả năng khắc phục sự cố : chọn nhà cung cấp có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng và hiệu quả, có kế hoạch phục hồi sau sự cố để đảm bảo hoạt động liên tục của data center.
13. Tuổi thọ thiết bị : Chọn chiller có độ bền cao để giảm thiểu chi phí thay thế trong tương lai và chính sách bảo hành, chính sách vật tư thay thế của nhà cung cấp để bảo vệ đầu tư.
14. Khả năng giám sát và điều khiển từ xa : hệ thống chiller nên có khả năng giám sát và điều khiển từ xa để quản lý hiệu quả, tích hợp hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và xử lý sự cố kịp thời.
15. Có khả năng tích hợp với hệ thống bms (building management system) : hệ thống chiller cần tương thích với bms hiện có của tòa nhà để quản lý và điều khiển toàn diện khả năng thu thập và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa hoạt động và hiệu suất.
16. Chi phí và hiệu quả của nước làm mát : Nước là nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm quản lý và tiết kiệm nước làm mát là yếu tố quan trọng để giảm chi phí vận hành. Chiller có khả năng sử dụng hệ thống tuần hoàn nước hiệu quả để giảm lượng nước tiêu thụ.
Các chỉ số hiệu suất năng lượng như COP, EER, SEER, IPLV, NPLV, và kW/ton là các thước đo quan trọng để đánh giá và so sánh hiệu suất của các hệ thống chiller. Hiểu và sử dụng các chỉ số này giúp các nhà quản lý và kỹ sư lựa chọn và vận hành chiller một cách hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu tác động môi trường.
www.dcss.vn tổng hợp và giới thiệu các bạn chi tiết từng loại thông số để các bạn chọn lưu chiller phù hợp nhất nhé .
1. COP (Coefficient of Performance) : COP là tỷ số giữa công suất làm mát (năng lượng làm lạnh) mà chiller cung cấp và năng lượng điện mà chiller tiêu thụ. COP càng cao thì chiller càng hiệu quả về mặt năng lượng. Chiller có COP cao hơn sẽ cung cấp cùng một lượng làm mát với ít năng lượng tiêu thụ hơn.
Công Thức
COP= Năng lượng làm mát KW/năng lượng tiêu thụ điện KW
2. EER (Energy Efficiency Ratio) : EER là tỷ số giữa công suất làm mát (BTU/h) mà chiller cung cấp và năng lượng điện tiêu thụ (W). EER cao hơn biểu thị hiệu suất năng lượng tốt hơn. EER thường được sử dụng trong các hệ thống HVAC để so sánh hiệu quả năng lượng của các thiết bị khác nhau.
Công Thức
EER=Công suất làm mát (BTU/h)/Năng lượng điện tiêu thụ (W)
3. SEER (Seasonal Energy Efficiency Ratio) : SEER là tỷ số giữa tổng năng lượng làm mát trong một mùa làm mát (BTU) và tổng năng lượng điện tiêu thụ (Wh) trong cùng kỳ. SEER cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiệu suất năng lượng của chiller trong suốt một mùa làm mát, bao gồm các điều kiện tải thay đổi.
Công Thức
SEER=Tổng năng lượng làm mát (BTU)/Tổng năng lượng điện tiêu thụ (Wh)
4. IPLV (Integrated Part Load Value) : IPLV đánh giá hiệu suất của chiller trong các điều kiện tải khác nhau (100%, 75%, 50%, và 25%). IPLV cung cấp một cái nhìn trung bình về hiệu suất của chiller trong suốt các điều kiện tải khác nhau mà nó có thể gặp phải.
Công Thức
5. NPLV (Non-Standard Part Load Value) : NPLV tương tự như IPLV nhưng được điều chỉnh để phù hợp với các điều kiện vận hành không tiêu chuẩn của chiller. NPLV cung cấp một cái nhìn chính xác hơn về hiệu suất của chiller trong các điều kiện vận hành cụ thể, giúp đưa ra các quyết định đầu tư và vận hành hiệu quả hơn.
6. kW/ton : kW/ton là tỷ số giữa năng lượng điện tiêu thụ (kW) và công suất làm mát (ton) của chiller. Chỉ số này đo lường hiệu quả năng lượng của chiller. Chỉ số kW/ton càng thấp thì hiệu quả năng lượng càng cao.
Công Thức
kW/ton= năng lượng điện tiêu thụ (kW)/Công suất làm mát (ton)
Các công nghệ máy nén trong chiller phổ biến nhất hiện nay gồm có máy nén trục vít (screw), máy nén trục quay (scroll), máy nén ly tâm (centrifugal), và máy nén piston (reciprocating). Mỗi loại máy nén có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với các ứng dụng và điều kiện cụ thể. Việc lựa chọn loại máy nén phù hợp phụ thuộc vào quy mô hệ thống chiller, yêu cầu công suất làm mát, hiệu suất năng lượng cũng như chi phí đầu tư, vận hành của hệ thống. www.dcss.vn sẽ giới thiệu các bạn cấu tạo chi tiết của từng loại công nghệ cũng như ưu điểm, nhược điểm của nó.
Máy nén trục vít (screw compressors) : Máy nén trục vít là một thiết bị quan trọng trong hệ thống lạnh và điều hòa không khí, nhờ vào hiệu suất cao, độ tin cậy và khả năng hoạt động êm ái. Máy nén 1sử dụng hai trục vít xoắn để nén môi chất làm lạnh, phù hợp cho các ứng dụng có tải trung bình đến lớn.
Máy nén trục quay (scroll compressors) : sử dụng hai đĩa xoắn để nén môi chất làm lạnh, thích hợp cho các ứng dụng có công suất nhỏ đến trung bình.
Máy nén ly tâm (centrifugal compressors) : sử dụng lực ly tâm để nén môi chất làm lạnh, phù hợp cho các ứng dụng có công suất lớn và yêu cầu hiệu suất cao.
Máy nén piston (reciprocating compressors) : sử dụng piston và xilanh để nén môi chất làm lạnh, thích hợp cho các ứng dụng nhỏ và trung bình.
Máy nén ổ từ (magnetic bearing compressors) : sử dụng ổ từ để giảm ma sát trong máy nén, phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao và tiếng ồn thấp.
Cấu tạo máy nén
ưu điểm
nhược điểm
Trục vít (screw)
– hiệu suất ổn định, hoạt động êm ái
– chi phí đầu tư ban đầu cao
– độ tin cậy cao, ít rung động
– yêu cầu bảo dưỡng định kỳ phức tạp hơn
– khả năng vận hành ở tải biến đổi tốt
– hiệu suất giảm khi vận hành ở tải thấp
Trục quay (scroll)
– thiết kế đơn giản, ít bộ phận chuyển động
– hiệu suất không cao bằng máy nén trục vít và ly tâm
– độ tin cậy cao, ít bảo dưỡng
– thích hợp cho các ứng dụng có công suất nhỏ và trung bình
– hoạt động êm ái, ít rung động
Ly tâm (centrifugal)
– hiệu suất cao, thích hợp cho các ứng dụng có công suất lớn
– chi phí đầu tư ban đầu rất cao
– khả năng vận hành êm ái, ít rung động
– yêu cầu bảo dưỡng và vận hành phức tạp hơn
– hiệu quả năng lượng cao, tiết kiệm chi phí vận hành trong dài hạn
– không thích hợp cho các ứng dụng có công suất nhỏ
Piston (reciprocating)
– thiết kế đơn giản, dễ bảo dưỡng
– hiệu suất không cao bằng các loại máy nén khác
– khả năng vận hành ở áp suất cao
– tạo ra nhiều rung động và tiếng ồn hơn
– thích hợp cho các ứng dụng nhỏ và trung bình, dễ dàng thay thế và sửa chữa
– hiệu quả năng lượng thấp hơn, tiêu thụ điện năng cao hơn
Ổ từ (magnetic bearing)
– hiệu suất cao, ma sát thấp, ít bảo dưỡng
– chi phí đầu tư ban đầu rất cao
– hoạt động êm ái, không tạo ra rung động
– công nghệ mới, yêu cầu kỹ thuật cao để vận hành và bảo dưỡng